[Mẹ Và Bé] - Tập cho bé ở nhà một mình
[Mẹ Và Bé] - Tập cho bé ở nhà một mình, 27, Công Danh, Shop quần áo trẻ em
, 20/10/2015 09:00:14Tập cho bé ở nhà một mình là một trong những mốc quan trọng đánh dấu sự “trưởng thành” của bé, bé đã đủ lớn để có thể khống chế được nỗi cô đơn, sợ hãi và kiểm soát được hành vi của bản thân. Nếu bạn quyết định đã đến thời điểm tập cho con ở nhà một mình thì hãy dần dần tập để bé có thể thích nghi và không xẩy ra những trường hợp đáng tiếc.
Trước hết hãy đảm bảo bé đủ lớn để có thể hiểu những điều cha mẹ dặn dò. Khi mới đầu, bạn nên tập cho bé ở nhà một mình từ 10 - 15 phút để làm quen với cảm giác ở nhà một mình. Nếu bé không cảm thấy lo lắng và bạn hoàn toàn yên tâm vào những biểu hiện của con và bé thực hiện đầy đủ những lời dặn dò của bố mẹ thì kéo dài thời gian bé ở nhà một mình lên. Thời gian này có thể lên tới 1 – 2 tiếng.
1.Liên lạc:
Khi để bé ở nhà một mình, hãy đảm bảo rằng con của bạn có chìa khóa nhà để trong những trường hợp khẩn cấp có thể mở cửa ra ngoài. Hãy phân định cho con đâu là trường hợp khẩn cấp có thể mở cửa: cháy nhà, động đất…. Và tuyệt đối không mở cửa cho người lạ dù bất cứ nguyên nhân gì nếu chưa được sự đồng ý của cha mẹ. Cách tốt nhất là khi bé có nhận thức hãy dạy cách bé nhớ số điện thoại của cha mẹ và cách gọi điện cho cha mẹ. Bạn cũng có thể sử dụng những chiếc điện thoại có chức năng gọi nhanh để bé có thể dễ dàng liên lạc khi cần thiết. Ngoài ra còn hướng dẫn bé cách gọi điện cho người thân, 113, thậm chí là hàng xóm mà bạn tin tưởng (với các bé đã biết đọc, biết viết thì điều này đơn giản hơn. Cha mẹ có thể viết các số điện thoại để bé liên lạc trong trường hợp khẩn cấp và dán ở gần điện thoại). Để đảm bảo bé vẫn ổn khi ở nhà một mình, cha mẹ nên thường xuyên gọi đện về nhà để nắm bắt được tình hình của con.
2.An toàn:
Trước khi ra khỏi nhà và để bé ở một mình, cha mẹ cần kiểm tra hệ thống điện, bếp gas để đảm bảo an toàn cho con. Tuyệt đối không cho bé sử dụng bếp gas, điện hay các thiết bị điện khi ở nhà một mình đồng thời đảm bảo các thiết bị cứu hỏa mini hoặc máy dò khói (đối với các gia đình ở chung cư) vẫn còn hoạt động tốt. Tuyệt vời nhất là bạn dành thời gian giúp con thực hành trong trường hợp giả định là có hỏa hoạn… Các dụng cụ nhà bếp sắc nhọn như dao, kéo cũng nên để cao và an toàn để bé không thể với được.
Một trong những dụng cụ không thể thiếu mà cha mẹ phải đảm bảo trong tầm tay của bé là hộp đồ sơ cứu và dạy bé cách cầm máu, băng bó viết thương đơn giản. Sự chuẩn bị này không hề thừa vì đôi khi bé nghịch hoặc trượt chân có thể gây ra những vết thương và cần xơ cứu khi cha mẹ chưa trở về.
Một số thiết bị chiếu sáng dự phòng cũng nên được chuẩn bị sẵn sàng cho bé đề phòng trường hợp bị mất điện. Trẻ em thường khá sợ bóng tối nên có một chiếc đèn pin là hết sức cần thiết.
3.Thực phẩm:
Một số loại đồ ăn nhẹ nên được chuẩn bị sẵn cho bé để bé không bị đói trong thời gian cha mẹ không ở nhà. Đồng thời bé có thể nhấm nháp khi đọc truyện, học bài hay xem tivi.
Xem thêm: Bài viết nên xem
Xem thêm: Trải nghiệm mua sắm
[Mẹ Và Bé] - Tập cho bé ở nhà một mình - Đăng tin mua bán quần áo trẻ em trên MuaBanNhanh | Mẹ và bé
Các bài viết liên quan đến [Mẹ Và Bé] - Tập cho bé ở nhà một mình, Mẹ và bé
- 21/12/2015 Những điều mẹ cần tránh khi dạy trẻ 376
- 21/12/2015 Bí quyết để có váy đôi đẹp cho mẹ và bé 440
- 04/05/2015 [Mẹ Và Bé] - Làm thế nào khi bé lớp một học trước quên sau 552
- 04/05/2015 [Mẹ Và Bé] - Những lưu ý khi tắm nắng cho bé 624
- 04/05/2015 [Mẹ Và Bé] - Vì sao nên hát ru cho con mỗi ngày? 283
- 04/05/2015 [Mẹ Và Bé] - Cách vệ sinh tai cho bé 272